Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ôn thi công chức chức danh văn phòng thống kê vòng 2
Giá: 38,000
Mã sản phẩm : SP_MR29CLISLO
Điểm sản phẩm : 1000
Tài liệu ôn thi công chức chức danh thống kê full
Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ôn thi công chức chức danh văn phòng thống kê vòng 2
Là tài liệu được tuyendungcongchuc247.com sưu tầm, biên soạn gồm các nội dung cơ bản dưới đây. Tuyendungcongchuc247.com rất mong giúp ích được các bạn trong quá trình ôn thi công chức-viên chức.
Nội dung chi tiết tài liệu:
NỘI DUNG ÔN TẬP THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ NĂM 2024
MÔN NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH
CHỨC DANH VĂN PHÒNG- THỐNG KÊ
ban hành theo Quyết định số 282 /QĐ-BCĐ TDCCCV ngày 13/5/2024 của Ban chỉ đạo tuyển dụng công chức viên chức Thành phố)
PHẦN A. Văn bản tham khảo
1. Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
2. Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; 3. Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội; 4. Nghị định số 112/2011/ NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã. phường, thị trấn (Điều 3, Điều 4);
5. Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn: Điều 5,
6. Thông tư số 21/2012/TT-BCA ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Bộ Công an quy định về con dấu của các cơ quan, tổ chức, chức danh Nhà nước;
7. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
8. Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ - CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư;
9. Thông tư số 07/2012/TT-BNV ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan;
10. Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16 tháng 4 năm 2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn quy chế công tác văn thư lưu trữ của các cơ quan, tổ chức;
11. Thông tư số 02/2010/TT-BNV ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của tổ chức Văn thư, Lưu trữ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân;
12. Thông tư số 13/2011/TT-BNV ngày 24 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nội vụ về Thời hạn bảo quản tài liệu hình thành trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
13. Thông tư số 14/2011/TT-BNV ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nội vụ quy định về quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
14. Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
Phần B. Tài liệu ôn tập
Thí sinh ôn tập theo tài liệu sau đây: I. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ
1. Chức trách, tiêu chuẩn công chức cấp xã
1.1. Chức trách
Theo Điều 1, Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn: Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã) làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
1.2. Tiêu chuẩn chung
Theo Điều 3, Nghị định số 112/2011/ NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 20111 của Chính phủ về công chức xã. phường, thị trấn, công chức Văn phòng- thống kê cấp xã có tiêu chuẩn chung như các công chức chuyên môn khác đó là:
a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn công tác.
1.3. Tiêu chuẩn cụ thể
Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm;
d) Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên; đ) Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp
với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bản công tác được phân công;
e) Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.
2. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
II. KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, KỸ NĂNG CHUYÊN MÔN CỦA LĨNH VỰC CHUYÊN NGÀNH
1. Một số kỹ thuật quản trị công sở UBND cấp xã
1. 1. Tổ chức xây dựng và thực hiện chương trình công tác thường kỳ của UBND cấp xã
Trong công tác văn phòng, từ "chương trình" có thể hiểu theo hai nghĩa: Thứ nhất: Chương trình là tên một loại văn bản trong đó có những đặc điểm
Lời kết: Vậy là Tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ôn thi công chức chức danh văn phòng thống kê vòng 2
đã được tuyendungcongchuc247.com chia sẻ đến các bạn rồi rất vui vì giúp ích được các bạn. Các bạn hãy luôn ủng hộ tuyendungcongchuc247.com nhé. Hãy đăng ký thành viên để được hưởng ưu đãi, và đón nhận những thông tin tuyển dụng mới nhất.
Đến FanPage tuyển dụng để nhận ngay thông tin tuyển dụng hot
Tham gia Group Facebook để nhận được nhiều tài liệu, thông tin tuyển dụng hơn nhé Tới group
Đến Group tuyển dụng để nhận ngay thông tin mới
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT VUI LÒNG LIÊN HỆ
Điện thoại: 0986 886 725 - zalo 0986 886 725